Bị chê vì trang phục, Rosé, Jisoo tái xuất với visual nữ thần tại thảm đỏ
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 391/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thuộc Bộ Tài chính. Quyết định có hiệu lực thi hành từ 1.3.Theo đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức từ T.Ư đến địa phương theo hệ thống 3 cấp.Có 14 đơn vị tham mưu tại T.Ư gồm: Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; Ban Quản lý thu và phát triển người tham gia; Ban Quản lý đầu tư quỹ; Ban Kiểm toán nội bộ; Ban Pháp chế; Ban Tài chính - Kế toán; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Tuyên truyền và Hỗ trợ người tham gia; Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử.5 đơn vị gồm: Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.Bảo hiểm xã hội khu vực trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức theo 35 khu vực. Bảo hiểm xã hội khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội khu vực được tổ chức bình quân không quá 10 phòng tham mưu.Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, bảo hiểm xã hội liên huyện (gọi chung là bảo hiểm xã hội cấp huyện) thuộc bảo hiểm xã hội khu vực.Bảo hiểm xã hội cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, không tổ chức bộ máy bên trong. Số lượng bảo hiểm xã hội cấp huyện không quá 350 đơn vị.Trước khi thay đổi mô hình tổ chức, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có 21 đơn vị tại T.Ư và 63 bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.Quyết định số 391/QĐ-BTC nêu rõ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có giám đốc và một số phó giám đốc. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức, sắp xếp để các đơn vị thuộc và trực thuộc đi vào hoạt động theo mô hình mới trong thời hạn tối đa 3 tháng, kể từ ngày 1.3.Dưới đây là tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 35 bảo hiểm xã hội khu vực:Sợ học ngành công nghệ 'hot' dễ bị đào thải, thí sinh đi tìm câu trả lời
Với thông điệp “Bừng sáng Việt Nam”, VPHM 2022 sẽ là lời chào đầy hứng khởi từ Thủ đô Hà Nội đến bạn bè Việt Nam và quốc tế, lan tỏa hình ảnh về một Hà Nội mùa thu lãng mạn, quyến rũ nhưng cũng vô cùng năng động hiện đại với những bước phát triển ấn tượng.
CEO TikTok: 'Yên tâm, chúng tôi không đi đâu cả'
Khác với bóng đá nam vốn chật vật tìm kiếm sự khẳng định ở sân chơi SEA Games trong suốt nhiều năm, đội tuyển nữ Việt Nam lại "no nê" vinh quang với 8 HCV, trong đó có 4 HCV liên tục từ SEA Games 29 đến nay.Các học trò của HLV Mai Đức Chung duy trì vị thế thống trị nhờ tổng hòa nhiều yếu tố: chất lượng đội hình đồng đều qua nhiều thế hệ với chiến lược tiếp nối hợp lý, lối chơi ổn định nhờ phương pháp huấn luyện phù hợp, cùng kinh nghiệm đối phó với biến động và nghịch cảnh ở đấu trường Đông Nam Á.Điều này được chứng minh ở thành tích ổn định của Huỳnh Như cùng đồng đội trong 8 năm qua. Tính từ SEA Games 29 (năm 2017) đến kỳ SEA Games gần nhất (năm 2023), đội tuyển nữ Việt Nam chỉ thua duy nhất 1 trong 12 trận đã đấu, đồng thời thắng tới 5 trong số 6 trận bán kết và chung kết gần nhất trong 90 phút (chỉ có trận chung kết SEA Games 30 với Thái Lan là bị kéo vào hiệp phụ).Việc duy trì thành tích ổn định ở SEA Games giúp đội tuyển nữ Việt Nam có nền tảng tinh thần tốt, giúp các cầu thủ hướng tới những bệ phóng lớn hơn. Học trò HLV Mai Đức Chung đã quen chuyện "năng nhặt chặt bị", gom góp niềm tin và sức bật từ những sân chơi nhỏ để bước dần đến đấu trường lớn hơn. Từ vinh quang ở SEA Games, toàn đội đã tiến ra châu Á, rồi giành quyền dự sân chơi thế giới theo một lộ trình lớp lang, bài bản hơn nhiều so với các kình địch trong khu vực như Thái Lan, Philippines hay Myanmar.Câu hỏi đặt ra là: đội tuyển nữ Việt Nam đã dự World Cup, vậy chúng ta còn cần SEA Games? Câu trả lời là vẫn cần. Bởi ở môn bóng đá nữ, khi số trận đấu và giải đấu (cả trong nước lẫn quốc tế) ít hơn nhiều so với bóng đá nam, mọi giải đấu đều rất quan trọng để thôi thúc cầu thủ tiến bộ.Sau năm 2024 trầm lắng vì không có giải đấu quốc tế nào, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ bận rộn hơn trong năm nay với SEA Games 33, AFF Cup 2025 cùng vòng loại Asian Cup 2026. Guồng vận động này là cơ hội để thầy trò HLV Mai Đức Chung tái cấu trúc đội hình, từng bước đôn lứa trẻ lên thế chỗ đàn chị để nhào nặn nên thế hệ mới.Và như đã nói ở trên, mọi giải đấu đều có giá trị với đội tuyển nữ Việt Nam cả trên khía cạnh vinh quang, kinh tế lẫn vốn kinh nghiệm để một lần nữa tiến ra "biển lớn" châu Á và thế giới.Khoảnh khắc Sarina Bolden bật cao đánh đầu ghi bàn giúp đội tuyển nữ Philippines hạ chủ nhà New Zealand tại World Cup 2023 (mang về chiến thắng đầu tiên trong lần đầu dự World Cup của nữ The Azkals), người Philippines đã hưởng trái ngọt của chính sách nhập tịch.Đội tuyển nữ Philippines từng bị kìm kẹp dưới "kiềng ba chân" Việt Nam, Thái Lan và Myanmar trong gần hai thập kỷ, cho đến khi liên đoàn bóng đá nước này đưa ra quyết định táo bạo: nhập tịch cầu thủ.Quan điểm rất rõ ràng, là thay vì tự đào tạo cầu thủ trong nước, Philippines sẽ tận dụng nguồn cầu thủ Phi kiều (có bố hoặc mẹ là người Philippines) hiện thi đấu ở Mỹ và châu Âu. Đồng nghĩa, Philippines "nhờ" các nền bóng đá phát triển phát hiện và đào tạo hộ ngọc quý, rồi gọi về để sử dụng ở cấp độ đội tuyển.8 năm qua, đội tuyển nữ Philippines bay cao trên đôi cánh nhập tịch. "The Azkals" vô địch AFF Cup 2019 nhờ thắng đậm Thái Lan và Việt Nam, lọt vào bán kết Asian Cup 2022, dự World Cup 2023 rồi giành 1 chiến thắng ở vòng bảng. Đó là đẳng cấp cao nhất bóng đá nữ Đông Nam Á từng chạm đến. Tại World Cup 2023, 18 trong số 25 cầu thủ nữ Philippines mang nửa dòng máu Mỹ hoặc châu Âu. Đây là "vũ khí" Philippines dự kiến mang tới SEA Games 33, vốn là đấu trường duy nhất còn lại đội bóng này chưa chạm đến.Nhưng, không chỉ có Philippines, các đội nữ khác như Indonesia, Campuchia bắt đầu chạm đến "suối nguồn" nhập tịch. Indonesia bước đầu gọi về những cầu thủ gốc Hà Lan với thể hình và sức bật ấn tượng, tương tự là Campuchia với ít nhất 3, 4 cầu thủ nhập tịch ở AFF Cup nữ 2024. Với những "cây sào" đến từ châu Âu, những đội Đông Nam Á đang hy vọng gia cố sức mạnh để hướng tới World Cup. SEA Games sẽ là điểm khởi đầu của giấc mơ ấy.Cũng đừng quên đội tuyển nữ Thái Lan trong vai chủ nhà. "Voi chiến" đã tận dụng SEA Games 31, 32 để thử nghiệm lứa cầu thủ trẻ. Cuối năm nay là thời điểm lứa mới của Thái Lan chín muồi. Cùng chờ xem, đội tuyển nữ Việt Nam có vượt qua từng ấy khó khăn để giữ được ngôi hậu Đông Nam Á hay không!Nói về chuyện đội tuyển nữ Việt Nam có thể dùng cầu thủ Việt kiều, HLV Mai Đức Chung chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Tôi hy vọng các cầu thủ Việt kiều tài năng có thể cống hiến cho đội tuyển. Nếu có họ, đội sẽ mạnh hơn, chất lượng và giàu tính cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, họ cần phải có quốc tịch Việt Nam trước đã. Khi các cầu thủ Việt kiều đã có quốc tịch, tôi sẽ gọi họ lên đội để thử chân".Bóng đá nữ Việt Nam từng có trường hợp cầu thủ Việt kiều về nước thử thách, đó là bộ đôi chị em Chelsea Lê và Kyah Lê cách đây 5 năm. Cả hai có những buổi đá tập cùng U.20 Việt Nam. Phóng viên Báo Thanh Niên đã ghi lại một số khoảnh khắc thi đấu của hai chị em để gửi HLV Mai Đức Chung. Đáp lại, ông Chung khẳng định cả hai có tố chất, năng lực và hy vọng gia đình tạo điều kiện cho cả hai về nước thi đấu. Dù vậy sau đó do ưu tiên việc học, nên Chelsea Lê và Kyah Lê đều đã lỡ hẹn.
Danang Dragons bất ngờ không sử dụng ngoại binh Jairus Holder khiến lực lượng 2 đội cân bằng. Tuy nhiên đại diện bóng rổ TP.HCM lại gặp thêm tổn thất khi ngoại binh Yevgen Sakhniuk sớm rời sân trong hiệp 1. Từ đó CLB Ho Chi Minh City Wings phải thi đấu với đội hình không có ngoại binh và bị CLB Danang Dragons lấn lướt.
Thủ phủ than đá Trung Quốc cạn tiền, ngưng tuyển công chức
Liên quan vụ tai nạn ô tô tông xe máy khiến 3 người tử vong, ngày 17.2, tin từ Viện KSND TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), đơn vị đã ban hành cáo trạng truy tố bị cáo Trần Doãn Tùng (46 tuổi, trú xã Ea Kênh, H.Krông Pắk, Đắk Lắk) về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.Theo cáo trạng, sáng 2.8.2024, Trần Doãn Tùng điều khiển xe ô tô bán tải từ nhà (ở H.Krông Pắk) đi đến Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Khoảng 6g52 phút, Tùng điều khiển xe đến Km 140+400 QL26 đoạn qua xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, chạy với tốc độ 70 km/giờ. Tại đây, quan sát ở chiều đường ngược lại không có ô tô lưu thông, nhưng vẫn có các xe máy, xe gắn máy, Tùng bật xi nhan bên trái để xin vượt trái ô tô lưu thông phía trước. Lúc này, xe của Tùng đè lên vạch liền, lấn sang chiều đường bên trái vượt ô tô BS 47A-...26 lưu thông phía trước cùng chiều.Cùng lúc, ô tô 47A-...26 bật xi nhan xin vượt ô tô BS 47A-…72 phía trước, nhưng khi tài xế đánh lái qua trái thì phát hiện xe của Tùng đang vượt lên từ phía sau. Thấy vậy, tài xế xe 47A-…26 đánh lái sang phải để nhường đường cho xe của Tùng.Do không làm chủ tay lái, vượt xe không đúng quy định, không đảm bảo an toàn nên xe của Tùng đã tông vào xe máy chạy theo chiều ngược lại do bà Q.T.L (36 tuổi) điều khiển, chở theo chồng phía sau là ông V.V.H (41 tuổi) và con trai V.T.K (13 tuổi, cùng trú xã Ea Đar, H.Ea Kar, Đắk Lắk). Hậu quả, tai nạn làm vợ chồng bà L .và con trai tử vong tại chỗ, hai phương tiện bị hư hỏng.Sau vụ tai nạn, Công an TP.Buôn Ma Thuột đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trần Doãn Tùng để điều tra, tiến hành kiểm tra nồng độ cồn và chất kích thích. Kết quả xét nghiệm xác định Tùng dương tính với ma túy, không vi phạm nồng độ cồn.Quá trình điều tra, bị cáo Tùng đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và tự nguyện tác động gia đình bồi thường, khắc phục một phần hậu quả cho gia đình nạn nhân trong vụ tai nạn.